Giới thiệu chung


Giới thiệu về Khoa Giáo dục Nghệ thuật
      Khoa Giáo dục Nghệ thuật được thành lập theo Quyết định số 1198/QĐ-HĐT ngày16-07-2020 của Chủ tịch hội đồng trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, trên cơ sở tiền thân là Tổ bộ môn Âm nhạc thuộc Khoa Giáo dục Chính trị. Tổ bộ môn phụ trách chuyên môn đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc (bậc Cao đẳng), trước đây là ngành ghép (Nhạc - Công tác Đoàn đội, Văn - Nhạc) đã đào tạo nhiều khóa ở Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam Đà Nẵng và Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Trong quá trình hình thành, phát triển, do nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngành Đoàn - Đội, bộ môn Âm nhạc được hình thành và ghép sinh hoạt với Khoa Giáo dục Chính trị từ năm 2002. Từ chỗ đảm nhiệm giảng dạy ngành Cao đẳng Nhạc - Đoàn đội; đến nay, bộ môn Âm nhạc đã không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng giảng viên (100% đạt trình độ Th.S, 2 GV đang học NCS). Năm 2016 bộ môn hoàn thành Đề án và được giao nhiệm vụ giảng dạy ngành Sư phạm Âm nhạc, hệ đại học chính quy. Bên cạnh đào tạo chính quy, quy mô đào tạo của ngành Sư phạm Âm nhạc được mở rộng, hiện đã có các lớp liên thông từ cao đẳng lên đại học, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người học.
      Đội ngũ giảng viên Khoa Giáo dục Nghệ thuật - Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN hiện có 15 cán bộ giảng viên, trong đó có 03 giảng viên trình độ Tiến sĩ, 05 giảng viên có trình độ Thạc sĩ, 06 giảng viên đang học nghiên cứu sinh, 01 thư kí giáo vụ Khoa có trình độ cử nhân. Đội ngũ giảng viên trên được đào tạo từ các cơ sở giáo dục có uy tín ở Việt Nam và Thái Lan như Học viện Âm nhạc Quốc Gia Hà Nội, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Học viện Âm nhạc Huế; Đại học Nghệ thuật Huế, Mahasarakham university, … với đầy đủ các bộ môn như: thanh nhạc, lý luận - sáng tác âm nhạc, sư phạm âm nhạc, lý luận và lịch sử Mĩ thuật, hội họa, thiết kế đồ họa, mỹ thuật tạo hình – đồ họa, nghệ thuật thị giác; có khả năng đảm nhiệm giảng dạy tốt phần kiến thức chuyên ngành Âm nhạc và Mĩ thuật. Hiện nay các giảng viên khoa Giáo dục Nghệ thuật đang tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tiếp tục được bổ sung thêm các giảng viên mới.
Mục tiêu của khoa Giáo dục Nghệ thuật
      Khoa Giáo dục Nghệ thuật là nơi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc và Nghệ thuật ở các bậc học phổ thông; đào tạo giảng viên giảng dạy các môn Nghệ thuật tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học; đào tạo cho người học về kĩ năng tổ chức sự kiện, dẫn chương trình các sự kiện chính trị - xã hội cho các cơ quan đơn vị và cộng đồng ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Chức năng của khoa Giáo dục Nghệ thuật
      Khoa Giáo dục Nghệ thuật là đơn vị chuyên môn trực thuộc Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN; có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, định hướng phát triển các ngành, chuyên ngành đào tạo trong lĩnh vực Nghệ thuật (Âm nhạc và Mỹ thuật).
Nhiệm vụ của khoa Giáo dục Nghệ thuật
      Quản lý cán bộ viên chức và người học thuộc khoa.
      Xây dựng kế hoạch phát triển khoa về quy mô đào tạo, bồi dưỡng giảng viên theo hướng phát triển chung của nhà trường.
      Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức thực hiện quá trình đào tạo các ngành học, các lớp do khoa quản lí.
      Tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học chuyên ngành.
      Đề xuất việc tuyển dụng giảng viên các bộ môn do khoa quản lí, lập kế hoạch mời thỉnh giảng, hợp đồng vụ việc trên cơ sở kế hoạch đào tạo của khoa và của nhà trường.
      Quản lí chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học của khoa. Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình các học phần do khoa phụ trách; tổ chức nghiên cứu, cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập. Xây dựng các bộ môn vững mạnh về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường và của xã hội; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBVC thuộc khoa.
      Phối hợp với Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục xây dựng ngân hàng đề thi cho từng học phần, cải tiến, phát triển các hình thức thi và đánh giá phù hợp với yêu cầu của các ngành, các hệ đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo.
      Xây dựng kế hoạch giảng dạy và phối hợp với Phòng Đào tạo trong việc xây dựng thời khóa biểu; tổ chức và thực hiện việc kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của người học.
      Hướng dẫn người học thực tập tốt nghiệp; quản lí và đánh giá các đề tài, khóa luận của người học; phối hợp với Phòng Đào tạo, Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế trong quá trình tổ chức, đánh giá khóa luận tốt nghiệp cho người học.
      Chủ động sử dụng đúng mục đích, hợp lí và hiệu quả kinh phí được Hiệu trưởng phê duyệt hàng năm theo quy định. Quản lí việc sử dụng tài sản, thiết bị, cơ sở vật chất; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy – học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học.
      Phối hợp với Phòng Đào tạo, Phòng Khảo thí và Bảo đảm chất lượng giáo dục xây dựng và đánh giá các chương trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra cho tất cả các chương trình đào tạo của khoa theo kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt. Chủ động phối hợp với các đơn vị trong việc phát triển chương trình đào tạo để xin mở mã ngành đào tạo khi hội đủ điều kiện, phát triển đa dạng ngành, nghề đào tạo thuộc khoa.
      Tổ chức đánh giá CBVC và người lao động khác trong Khoa và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong Trường theo quy định của Nhà trường.
      Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây